HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÁO CÁO SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

30-03-2016
Bởi: admin 3284 lượt xem

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY

BÁO CÁO SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(Kèm theo công văn số: 1067/ĐHĐN-KH, ngày 09 tháng 03 năm 2010 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

Nghien cuu Tam ly hoc

  1. YÊU CẦU HÌNH THỨC

1.1. Định dạng Văn bản

            Toàn bộ nội dung Báo cáo SVNCKH bắt buộc sử dụng font chữ  Times New Roman, cỡ chữ 12 của hệ soạn thảo WinWord (*.doc, *.docx); mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.

1.1.1. Trang giấy (Page Setup)

  1. Khổ giấy : A4 (210 x 297 mm);
  2. Lề trên (Top):25mm;
  3. Lề dưới (Bottom): 30mm;
  4. Lề trái (Left): 35 mm;
  5. Lề phải (Right): 20mm;

1.1.2. Kiểu chữ mặc định (Normal Style Ø Font)

  1. Tên font: Times New Roman;
  2. Kích cỡ: 12;
  3. Kiểu chữ: thường đứng.

1.1.3. Đoạn văn bản (Paragraph)

  1. Khoảng cách dòng (line spacing): 1,15line;
  2. Khoảng cách trước (spacing before): 3pt;
  3. Khoảng cách sau (spacing after) 0pt;

1.2. Bố cục Báo cáo:

            Báo cáo SVNCKH được in trên một mặt giấy trắng không quá 5 trang theo trình tự:

mở đầu – nội dung – kết luận – tài liệu tham khảo

            Báo cáo SVNCKH phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số cho đồ thị, bảng biểu, hình vẽ và công thức.

  1. SOẠN THẢO VĂN BẢN

2.1. Phần Tiêu đề:

  • Đầu đề tiếng Việt được trình bày bằng chữ IN HOA, đặt ở giữa, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, đậm.
  • Đầu đề tiếng Anh được trình bày bằng chữ IN HOA, đặt ở giữa, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, thường.

Ví dụ:

SO SÁNH TỶ SỐ CÔNG SUẤT ĐỈNH TRUNG BÌNH
CỦA HỆ THỐNG FOURIER OFDM VÀ WAVELET OFDMPEAK-TO AVERAGE POWER RATIO COMPARISON
BETWEEN FOURIER OFDM SYSTEM AND WAVELET OFDM SYSTEM

2.2. Phần tác giả:

  • Phần tác giả của báo cáo phải có hai phần:
    • Sinh viên thực hiện (SVTH): Tên, đơn vị(lớp, khoa, trường);
    • Giáo viên hướng dẫn: Tên, đơn vị (khoa, trường).
  • Phần Tên được trình bày ở giữa, chữ đậm-nghiêng, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12.
  • Phần đơn vị được trình bày ở giữa, chữ thường-nghiêng, font chữ Times New Roman, cỡ chữ

Ví dụ:

SVTH: Nguyễn Thúy Trinh,  Nguyễn Thành ThảoLớp 03ĐT2, Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng

GVHD:   ThS. Nguyễn Duy Nhật ViễnKhoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng

2.3. Phần tóm tắt

  • Phần tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh: font chữ Arial, cỡ 10, bình thường. Tên tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh trình bày canh giữa bằng chữ IN, đậm. Nội dung phần tóm tắt phải phản ánh được đầy đủ các kết quả và ý mới cơ bản của bài viết và từ 05 đến 10 dòng.

Ví dụ:

TÓM TẮT Tỷ số công suất đỉnh trung bình (PAPR) lớn là nhược điểm chính của kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM). Mục đích chính của bài báo này là nghiên cứu so sánh PAPR của hệ thống OFDM và hệ thống OFDM sử dụng phép biến đổi Wavelet. Phép biến đổi  Wavelet là một phép biến đổi trực giao có nhiều ưu điểm mới, nó sẽ được thay thế cho phép biến đổi Fourier trong hệ thống OFDM truyền thống và có thể gọi hệ thống mới này là Wavelet OFDM. Từ kết quả mô phỏng, chúng ta có thể chọn lựa mô hình ứng dụng của Wavelet vào hệ thống OFDM có giá trị PAPR phù hợp nhất.

ABSTRACT High Peak-to-Average Power Ratio (PAPR) is a major drawback of Orthogonal Frequency Division Multiplexing (OFDM) technique. Objective of this paper is the study of PAPR comparison between OFDM system and Wavelet base in OFDM system. The wavelet transform which offers many of new advantage is an orthogonal transform. The conventional OFDM system is replaced Fourier transform with Wavelet transform. Afterward this new system is called Wavelet OFDM system. Basing on all results given in this paper, we could select the most suitable PAPR model of Wavelet OFDM system.

2.4. Phần nội dung

2.4.1. Đề mục và tiểu mục

            Tất cả các đề mục và tiểu mục phải được viết bằng chữ thường và không có các dấu kết thúc như: dấu hai chấm (“:”), dấu chấm (“.”), …

            Các tiểu mục phải được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số tự nhiên gồm nhiều nhất là ba chữ số với số thứ nhất chỉ số đề mục (ví dụ 3.1.2 chỉ tiểu mục 2 nhóm tiểu mục 1 đề mục 3).

            Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

Ví dụ:

1. Đặt vấn đề

            Mạng nơron nhân tạo (Artificial Neural Network: ANNs) là sự tái tạo bằng kỹ thuật những chức năng của hệ thần kinh con người với vô số các nơron được liên kết truyền thông với nhau qua mạng. Giống như con người, ANNs được học bởi kinh nghiệm, lưu những kinh nghiệm đó và sử dụng trong những tình huống phù hợp.

            …

2. Phương pháp và thuật toán nhận dạng ký tự

2.1. Cơ sở dữ liệu

            Cơ sở dữ liệu cho bài toán nhận dạng ký tự quang gồm 90 ký tự Latinh với các loại font khác nhau, cùng với giá trị Unicode tương ứng của chúng.

2.2 Phương pháp nhận dạng

            Phương pháp nhận dạng ký tự quang bằng mạng nơron bao gồm các bước được miêu tả như trong hình 2.

2.2.1. Thu nhận ảnh

            Ảnh văn bản, tài liệu có thể được thu nhận bằng máy quét scanner, webcam, hoặc các thiết bị thu nhận ảnh thông dụng khác. Chuyển đổi sang dạng ảnh nhị phân.

2.2.2. Phân tích ảnh để tìm ký tự

            Quá trình phân tích ảnh để tìm ký tự bao gồm các bước sau:

Ø  Tách dòng ký tự ra khỏi ảnh ký tự.

Ø  Tách từ riêng biệt ra khỏi dòng ký tự.

Ø  Tách riêng từng ký tự ra khỏi từ.

2.4.2. Đồ thị, bảng biểu, hình vẽ và công thức

  • Việc đánh số đồ thị, bảng biểu, hình vẽ và công thức phải bắt đầu từ 1 và không gắn với số của đề mục.
  • Khi đề cập đến các đồ thị, bảng biểu, hình vẽ và công thức phải nêu rõ số của nó.

Ví dụ:

Được phép Không được phép
… được nêu trong Bảng 2…                      …(xem Hình 3)……theo công thức (1)… … được nêu trong bảng sau: …… xem hình bên: …… theo công thức dưới đây:
                a. Đồ thị, bảng biểu
  • Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ;
  • Có đánh số và ghi đầy đủ chú thích và trích nguồn (nếu có) của đồ thị, bảng biểu;
  • Chú thích của đồ thị, bảng biểu phải ghi phía trên , đặt nằm giữa, chữ nghiêng, cỡ chữ 10.
  • Nguồn trích dẫn của đồ thị, bảng biểu phải ghi phía dưới , đặt nằm giữa, chữ nghiêng, cỡ chữ 10.
  • Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo.

Ví dụ:

Bảng 1. Thống kê thu nhập của các viên chức Tp. Đà Nẵng

STT

Nguồn: Sở Tài chính 2006”

                b. Hình vẽ
  • Mọi hình vẽ phải rõ ràng, màu đen để có thể sao chụp lại;
  • Có đánh số và ghi đầy đủ chú thích hình;
  • Chú thích của hình vẽ ghi phía dưới hình, đặt nằm giữa hình, chữ nghiêng, cỡ chữ 10;
  • Nếu một hình được vẽ bằng nhiều đối tượng và nhóm lại với nhau (group) thì yêu cầu phải đặt nhóm hình đó trong một Drawing Canvas, không được đặt trong một Textbox hoặc Table.
                 c. Công thức
  • Số của công thức được đặt trong dấu ngoặc tròn “(…)” và đặt sát lề phải bên phải của công thức đó.

Ví dụ:

                                                                                                  (1)

 

2.4.3. Viết tắt

  • Không được phép lạm dụng việc viết tắt, chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong Báo cáo.
  • Không viết tắt những cụm từ dài; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong Báo cáo.
  • Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.

2.5. Phần tài liệu tham khảo

2.5.1. Thứ tự ngôn ngữ

  • Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
  • Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật…;
  • Đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.

2.5.2. Các thông tin cần ghi

Chỉ nêu các tài liệu được trích dẫn trong báo cáo và ghi theo thứ tự như sau:

                a. Đối với Tài liệu là sách, luận văn, báo cáo:
  • Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
  • (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • tên sách,(in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
  • nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)

Ví dụ:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thủy (1999), Nhập môn xử lý ảnh số, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.153-211.

[2]      Học viện công nghệ Bưu chính Viễn Thông (2007), Nhập môn Trí tuệ Nhân tạo, Hà Nội, tr.118-133.

                b. Đối với Tài liệu là bài báo trong tạp chí:
  • tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
  • (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • tên tạp chí, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • tập (không có dấu ngăn cách)
  • (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

Ví dụ:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      PGS.TS Phạm Văn Tuỳ, KS Vũ Huy Khuê, KS Nguyễn Khắc Tuyên (2003), “Nghiên cứu hút ẩm và sấy lạnh rau củ thực phẩm bằng bơm nhiệt máy nén”, Tạp chí KH & CN Nhiệt, (9/2003), tr. 10–12.

[2]      PGS.TS Phạm Văn Tuỳ, KS Phạm Văn Hậu (2004), “Nghiên cứu thực nghiệm sấy  lạnh  dược liệu bằng bơm nhiệt nhiệt độ thấp”, Tạp chí KH & CN Nhiệt, (9/2004), tr. 8–10.

3. Các thông tin khác

  • Cuối báo cáo ghi rõ các thông tin về tác giả để Ban biên tập tiện liên lạc trong trường hợp cần liên hệ: Họ và tên; Địa chỉ; Số điện thoại liên hệ; Email; Chữ ký của tác giả.
  • Mọi thắc mắc xin liên hệ quan email: lmtien@ac.udn.vn (Lê Minh Tiến, Chuyên viên Ban QLKH&ĐTSĐH, ĐHĐN)

(Nguồn: Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng)

Từ khóa: , ,