Seminar khoa học "Kiến tạo vì một trường học hạnh phúc"

Thứ năm - 13/06/2024 09:42 1.037 0
FullSizeRender
FullSizeRender
Hạnh phúc của người học được coi là mối quan tâm của các cơ quan quản lý giáo dục trong những năm gần đây. Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc không chỉ là mục tiêu của mỗi nhà trường, mà còn là mục tiêu chung trong sự phát triển chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia. Cảm nhận hạnh phúc của người học có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh.
Ngày 13/6/2024, Tổ Giáo dục học và Giáo dục đặc biệt, Khoa Tâm lý – Giáo dục đã tổ chức Seminar khoa học “Kiến tạo vì một trường học hạnh phúc”. Seminar đã nhận được sự quan tâm tham dự của quý thầy cô giáo nhà trường phổ thông, các nhà sư phạm, nhà khoa học, học viên cao học.
Tại Seminar, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và thầy cô giáo đã thảo luận, trao đổi các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến việc xây dựng trường học hạnh phúc và đề xuất một số biện pháp giúp kiến tạo trường học hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay.
 
Giảng viên Tổ Giáo dục học & Giáo dục đặc biệt
 
Báo cáo 1: “Thế nào là một trường học hạnh phúc” do Ths. Lê Thị Hằng trình bày đã đưa ra các quan niệm về hạnh phúc và định nghĩa về trường học hạnh phúc. Báo cáo đã phân tích ý nghĩa của việc xây dựng trường học hạnh phúc cũng như chỉ ra các tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc.

Tiến sĩ Lê Thị Hiền đã trình bày báo cáo “Trường học – Thay đổi để hạnh phúc”. Báo cáo đã trả lời câu hỏi “Trường học cần thay đổi bắt đầu từ đâu và như thế nào” bằng cách chỉ ra những khía cạnh cần phải thay đổi để xây dựng trường học hạnh phúc, đồng thời chỉ ra quy trình xây dựng trường học hạnh phúc.
 
PGS. TS Nguyễn Thị Hằng Phương đã trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu thực trạng cảm nhận hạnh phúc của giáo viên  trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Quý trình bày báo cáo “Thay đổi bầu không khí lớp học bằng thực hành xây dựng mối quan hệ tích cực giữa thầy và trò”. Báo cáo phân tích vai trò của mối quan hệ tích cực giữa thầy và trò trong việc xây dựng bầu không khí lớp học hạnh phúc. Đồng thời, báo cáo đã chỉ ra các biện pháp cụ thể để thực hành xây dựng mối quan hệ tích cực giữa thầy và trò, bao gồm: Quan tâm thực sự đến học sinh; Sử dụng mệnh đề “Thầy/cô”; Sửa lỗi mang tính xây dựng cho học sinh.

Báo cáo “Giáo viên kiến tạo giờ học hạnh phúc” do Tiến sĩ Lê Thị Duyên trình bày đã mô tả các cách thức cụ thể để xây dựng một giờ học hạnh phúc, bao gồm: xác định mục tiêu rõ ràng, tạo động lực dạy học, chuẩn bị bài dạy, sử dụng phương pháp dạy học tích cực,kiểm tra đánh giá tích cực và kỉ luật tích cực.
 
Trong phần thảo luận, các chuyên gia giáo dục, các nhà sư phạm, giảng viên đại học và thầy cô giáo ở nhà trường phổ thông đã trao đổi sôi nổi, chia sẻ nhiều những kinh nghiệm từ thực tiễn nhà trường hiện nay liên quan đến xây dựng trường học hạnh phúc.
 
Chia sẻ của thầy Nguyễn Văn Ngưng, Phó hiệu trưởng Trường THPT Võ Chí Công
 
  Chia sẻ của cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chuyên viên Phòng Giáo dục và đào tạo quận Liên Chiểu
 
Chia sẻ của cô Bích Duyên, Trường THPT Nguyễn Hiền
 
  Chia sẻ của cô giáo Đỗ Trọng Hoàng Yến, Trung tâm Hoa Mặt Trời
 
Chia sẻ của thầy Phùng Việt Hải, Phó trưởng Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm
 
Chia sẻ của thầy Bùi Văn Vân, Phó trưởng Khoa Tâm lý – giáo dục, Trường Đại học Sư phạm.
 
Chia sẻ, trao đổi của PGS.TS. Lê Mỹ Dung, Phó trưởng Khoa Tâm lý – Giáo dục

Một số hình ảnh khác trong Seminar:
 

Nguồn tin: Tổ Giáo dục học & Giáo dục đặc biệt

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay12,639
  • Tháng hiện tại674,136
  • Tổng lượt truy cập3,162,611
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây