QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Thứ ba - 23/04/2024 01:05 71 0
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
LỜI GIỚI THIỆU VỀ KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
Khoa Tâm lý - Giáo dục được chính thức thành lập vào tháng 11 năm 1995 theo Quyết định của Giám đốc Đại học Đà Nẵng. Khoa hiện nay có 21 CBVC trong đó có 2 tiến sỹ, 7 giảng viên chính, 3 nghiên cứu sinh và 15 thạc sỹ. Khoa được thành lập dựa trên cơ sở:  khoa Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Cao đẳng sư phạm – Đại học Quảng Nam và tổ Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm ngoại ngữ Đà Nẵng. Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
  • Năm 1995, Khoa có 01 ngành đào tạo ngành Cao đẳng Sư phạm Nhạc – Đoàn, Đội và dạy các môn tâm lý học, giáo dục học cho sinh viên các khối cử nhân Sư phạm trong toàn Đại học Đà Nẵng
  • Năm 2002, Khoa mở mã ngành Đào tạo cao học Quản lý giáo dục và bắt đầu tuyển sinh cho đến nay
  • Năm 2004, Khoa mở mã ngành cử nhân Sư phạm Giáo dục đặc biệt và đào tạo đến năm 2011
  • Năm 2005, Mở mã ngành Cử nhân Tâm lý học và đào tạo cho đến nay
  • Năm 2012 Mở mã ngành cử nhân Công tác xã hội và đào tạo cho đến nay
Trưởng Khoa qua các thời kỳ
 Năm  Trưởng Khoa  Chuyên ngành
 1995-2005  ThS.GVC. Lê Nhị Hà  Tâm lý học
 2005-2006  TS. GVC. Lê Quang Sơn  Tâm lý học
 2007-2014  ThS.GVC. Bùi Văn Vân  Giáo dục học
 2014-2019  TS. Nguyễn Thị Trâm Anh  Tâm lý học
Kết quả và những thành tựu đạt được trong những năm qua:
Về công tác đào tạo:
Khoa Tâm lý – Giáo dục là khoa chủ chốt trong việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho toàn bộ hệ thống các khối ngành sư phạm trong Đại học Đà Nẵng, tạo nên cơ sở nền tảng phẩm chất nghề cho sinh viên sư phạm trong quá trình học tập, rèn luyện và sau khi ra trường.
Khoa đã chú trọng thực hiện công tác đào tạo các chuyên ngành Cao đẳng sư phạm Nhạc-Đoàn-Đội, cử nhân Sư phạm giáo dục đặc biệt, cử nhân tâm lý học, cử nhân công tác xã hội và cao học Quản lý giáo dục  nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao. Phần lớn sinh viên và học viên tốt nghiệp ra trường đều trưởng thành và đạt những thành tích trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Về công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
Khoa Tâm lý-Giáo dục luôn ý thức Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục và đào tạo tại trường Đại học Sư phạm. Khoa luôn tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu Khoa học giáo dục và khoa học xã hội với nhiều công trình NCKH cấp Bộ, cấp Đại học Đà Nẵng và cấp cơ sở, nhiều bài báo được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, nhiều bài tham luận tại các Hội thảo quốc tế, quốc gia và các Hội nghị khoa học khác. Việc trao đổi, hợp tác trong nghiên cứu, giảng dạy với các nước trên thế giới góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên như: Hợp tác về dự án Giáo dục giới tính và SKSS với Quỹ dân số thế giới WPF Hà Lan; Hợp tác với trường Aichi Gakuin của Nhật Bản về chương trình tập huấn phương pháp Dosaho trong trị liệu cho trẻ khuyết tật; Hợp tác với Liên hiệp phát triển tâm lý học đường quốc tế (CASP-I); Hợp tác về đào tạo Công tác xã hội với trường Suny Brockport (Mỹ)…
Về các hoạt động phong trào
Khoa tham gia tích cực và đạt nhiều thành tích trong các phong trào đoàn thể do nhà trường và Đại học Đà Nẵng tổ chức, đồng thời Khoa cũng tổ chức các hoạt động phong trào trong phạm vi Khoa cho cán bộ giáo viên và cho sinh viên nhằm tạo môi trường đoàn kết, chia sẻ và tăng sự hiểu biết lẫn nhau của cán bộ giáo viên và sinh viên.
Mục tiêu phát triển:  Xây dựng Khoa trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu về Tâm lý học, Giáo dục học, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục có uy tín, chất lượng cao, góp phần giữ vững và phát triển vị thế của Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng trong hệ thống các trường Sư phạm trọng điểm quốc gia.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
  • Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đào tạo, giảng dạy; luôn lấy chất lượng đầu ra và sự trưởng thành của người học là mục tiêu, động lực cho hoạt động giảng dạy
  • Xây dựng đội ngũ CBVC có trình độ cao, với 30-40% cán bộ có trình độ GS, PGS và TS
  • Tăng cường công tác NCKH của các GV trong Khoa: tham gia vào nhiều công trình NCKH cấp Bộ và cấp Đại học Đà Nẵng, các Hội nghị, Hội thảo Khoa học chuyên ngành cấp quốc gia và quốc tế; có nhiều bài báo chất lượng được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước.
  • Cơ sở vật chất: Xây dựng hệ thống cơ sở thực hành – thực tập đáp ứng yêu cầu các ngành đào tạo của Khoa.
  • Tăng cường các giao lưu hợp tác quốc tế về các vấn đề giáo dục, CTXH, Tâm lý học nhằm trao đổi nghiên cứu, giảng dạy và học tập, cập nhật kiến thức mới về các lĩnh vực chuyên ngành.
  • Tích cực tham gia các phong trào Đoàn thể do nhà trường, ĐHĐN tổ chức; xây dựng bầu không khí tin tưởng, hợp tác và học tập hiệu quả giữa các thành viên trong Khoa.
  • Tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện nhằm nuôi dưỡng và phát triển tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, say mê, hứng thú của sinh viên, từ đó hình thành phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội hiện đại.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay374
  • Tháng hiện tại5,901
  • Tổng lượt truy cập12,291
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây