THÔNG BÁO HỘI THẢO KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 3 “ CAN THIỆP CÁC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN THẦN KINH: CHẤT LƯỢNG TRONG ĐA DẠNG”

Thứ tư - 30/10/2024 06:23 60 0
THÔNG BÁO HỘI THẢO KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 3                   “ CAN THIỆP CÁC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN THẦN KINH: CHẤT LƯỢNG TRONG ĐA DẠNG”
Mạng lưới cơ sở can thiệp trẻ rối loạn phát triển Việt Nam (Viet Nam Development Disorder Network-VDDN) là một tổ chức nơi tập hợp các cơ sở can thiệp trẻ rối loạn phát triển trên khắp Việt Nam, tạo nên một cộng đồng làm can thiệp dựa trên các bằng chứng khoa học và cùng giúp nhau phát triển đem lại các giá trị cho các tổ chức thuộc VDDN nói riêng và hỗ trợ cho cộng đồng liên quan tới trẻ rối loạn phát triển nói chung.
Tiếp nối những thành công của Hội thảo khoa học năm 2022 và năm 2023, Mạng lưới cơ sở can thiệp trẻ rối loạn phát triển Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề: “Can thiệp các rối loạn phát triển thần kinh: Chất lượng trong đa dạng”.
 
  1. Mục đích của Hội thảo
  • Tạo diễn đàn thường niên cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý, cán bộ can thiệp trao đổi về lý luận và thực tiễn trong hoạt động can thiệp các rối loạn phát triển thần kinh đảm bảo chất lượng trong sự đa dạng về cách tiếp cận tùy theo văn hóa mỗi vùng miền; sự đa dạng trong hình thức can thiệp cho trẻ
  • Chia sẻ các kết quả nghiên cứu, các hướng nghiên cứu, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu, giữa các đơn vị nghiên cứu, đào tạo chuyên môn về can thiệp các rối loạn phát triển thần kinh.
  • Xác định một số vấn đề lý luận và thực tiễn mới về can thiệp các rối loạn phát triển thần kinh đảm bảo chất lượng trong sự đa dạng
  • Chia sẻ những kinh nghiệm thành công và các khó khăn, vấn đề đặt ra trong thực tiễn can thiệp trẻ rối loạn phát triển.
  1. Các nội dung chính của Hội thảo
Hội thảo sẽ tập trung thảo luận một số nội dung lý luận và thực tiễn như sau:
Nhóm nội dung 1 – Đảm bảo chất lượng trong đa dạng văn hóa
- Các nghiên cứu mới nhất về hiệu quả của các phương pháp can thiệp, các mô hình can thiệp
- Việc điều chỉnh về biện pháp và nội dung chương trình can thiệp trên thế giới khi đáp ứng thực hiện tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đa dạng của trẻ em từ các nền văn hóa và kinh tế xã hội khác nhau.
- Việc áp dụng chương trình can thiệp tại cơ sở được tùy chỉnh theo những đặc trưng kinh tế, xã hội và văn hóa của cơ sở và địa phương
- Việc sử dụng công nghệ tiên tiến như phần mềm, ứng dụng, và thiết bị hỗ trợ để cải thiện hiệu quả trị liệu.
Nhóm nội dung 2 - Triển khai can thiệp sớm
- Việc triển khai các chương trình can thiệp sớm trên thế giới và tại Việt Nam
- Việc triển khai dịch vụ đánh giá, tư vấn và can thiệp tại đơn vị
- Những thách thức đơn vị phải đối mặt khi thực hiện các biện pháp can thiệp thực chứng
- Các giải pháp sáng tạo và các biện pháp thực hành tốt nhất đơn vị đã thực hiện để khắc phục một trở ngại gặp phải trong tổ chức can thiêp cho trẻ
- Mô tả các chương trình, trường hợp can thiệp sớm hiệu quả
Nhóm nội dung 3 – Đánh giá và đảm bảo chất lượng can thiệp
- Xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá các chất lượng can thiệp
- Phương pháp đảm bảo tiêu chuẩn trong các chương trình can thiệp
- Đánh giá chất lượng cán bộ, chất lượng dịch vụ và chất lượng của cơ sở nói chung
- Hoạt động giám sát, kiểm tra chéo của cơ sở và giữa các cơ sở

Nhóm nội dung 4 – Đào tạo liên tục
- Công tác đào tạo và hỗ trợ dành cho phụ huynh của trẻ có nhu cầu đặc biệt
- Công tác đào tạo chuyên môn cho cán bộ làm việc với trẻ có nhu cầu đặc biệt
- Đánh giá và đảm bảo chất lượng của các chương trình tập huấn, đào tạo
  1. Đơn vị phối hợp tổ chức
          Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
 
  1. Thông tin chi tiết về Hội thảo
    1. Thời gian và địa điểm
  • Thời gian tổ chức Hội thảo: dự kiến vào ngày 07 tháng 12 năm 2024
  • Địa điểm: Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng
  • Hình thức tổ chức: Trực tiếp
    1. Đăng ký tham dự và kinh phí
        Đăng ký tham dự, đăng ký gởi bài qua email: hoithaovddn@gmail.com
    1. Thể thức bài viết
  • Bài viết hoàn chỉnh dưới dạng báo cáo hội thảo gởi tới Ban tổ chức không quá 10 trang, bao gồm cả phần tóm tắt và tài liệu tham khảo, được đánh máy vi tính, theo định dạng font Unicode (Time New Roman); cỡ chữ 13; dãn dòng Multiple 1.3; căn lề: lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề phải 2cm, lề trái 3cm. Phần tóm tắt không quá 300 từ.
  • Bài viết có thể dùng footnote để giải thích nội dung (nếu cần). Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự xuất hiện của tài liệu trong bài viết và sắp xếp theo mẫu dưới đây:
Nguyễn Văn A, 2022. Tên tài liệu. Nơi công bố.
Cuối tên bài viết, đề nghị tác giả ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ, số điện thoại và      email để liên lạc khi cần thiết.
  • Hình thức trình bày báo cáo tại hội thảo: thuyết trình, mỗi báo cáo trình bày dưới 15 phút và có 10 phút dành cho thảo luận. Tác giả tự chuẩn bị slide trình bày tại hội thảo.
    1. Thời hạn gửi bài
  • Gửi báo cáo tóm tắt: trước ngày 10/09/2024 (Tên bài viết- mô tả ngắn gọn về bài viết-tác giả).
  • Gửi báo cáo toàn văn: trước ngày 15/10/2024
  • Gửi bản báo cáo toàn văn đã được chỉnh sửa theo góp ý của phản biện: trước ngày 25/10/2024
  • Thông báo kết quả chọn đăng báo cáo toàn văn trong Kỷ yếu của Hội thảo: trước ngày 15/11/2024
    1. Công bố của Hội thảo
Các báo cáo được Ban biên tập thông qua sẽ được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo do Mạng lưới cơ sở can thiệp trẻ rối loạn phát triển Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Sư Phạm (Đại học Đà Nẵng) xuất bản, có chỉ số ISBN. (Kinh phí đăng bài viết trong Kỷ yếu hội thảo: Với cán bộ nghiên cứu thuộc các trong tâm trong mạng lưới; cán bộ giảng viên và người học của ĐHSP Đà Nẵng nộp phí 800.000VNĐ; với cán bộ nghiên cứu thuộc nhóm đối tượng khác nộp phí 1.000.000VNĐ)
    1. Địa chỉ gửi bài viết: bản báo cáo tóm tắt và toàn văn xin gởi về địa chỉ email: hoithaovddn@gmail.com 
  1. Thông tin liên hệ
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Ban tổ chức:
  • Điện thoại: 0974.584.748/ 0936916558.
  • Mail: hoithaovddn@gmail.com
  • Link tham gia hội thảo:  https://zalo.me/g/lfvobs986

Trân trọng thông báo và kính mời các nhà nghiên cứu, các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục và mọi người quan tâm tham gia.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay24,478
  • Tháng hiện tại680,873
  • Tổng lượt truy cập4,559,571
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây